Tại sao cần bảo dưỡng xe nâng hàng định kỳ

Bảo dưỡng – kiểm tra xe nâng định kỳ

Xe nâng cũng như bất kỳ một loại phương tiện hay máy móc nào khác, qua thời gian sử dụng và làm việc chúng đều bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng chất bôi trơn và các dung dịch của các hệ thống trên xe. Do vậy, cần thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn và tính ổn định của xe nâng hàng.

Dưới đây, Fuji Việt Nam giới thiệu các bước bảo dưỡng xe nâng định kỳ đối với xe mới. Sau 2 năm hoặc 4800 giờ làm việc, nên kiểm tra định kỳ hàng tháng hay hàng quý để đảm bảo chất lượng xe luôn tốt. Các bước bảo dưỡng này, nên thuê tại các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa – bảo dưỡng xe nâng để đảm bảo xe nâng cảu bạn được ” bắt bệnh” chuẩn xác nhất với chi phí tiết kiệm nhất.

Chi tiết công việc cần làm khi bảo dưỡng xe nâng hàng

200H ĐẦU TIÊN( chỉ sau tháng đầu tiên )
 1  Thay dầu thủy lực , thay lọc dầu thủy lực , làm sạch lọc thô , làm sạch bên trong thùng dầu .
 2  Thay dầu động cơ 
 3  Thay lọc dầu động cơ
 4  Kiểm tra điều chỉnh khe hở xupap ( nếu cần )
 5  Xiết lại bulon mặt Máy ( nếu cần )
 6  Làm sạch lọc thô hợp số thủy lực
 7  Thay đường lọc đường ống
 8  Thay dầu hộp sồ thủy lực
 9  Thay dầu visai
10   Vặn các đầu ốc , bulong (ở các chi tiết , bulon tắc kê khung của mái che , ghế ngồi .
 ĐỊNH KỲ HAI TUẦN HOẶC 100H MÁY HOẠT ĐỘNG
 1  Bơm mỡ vào xích , con lăn.
 ĐỊNH KỲ 1 THÁNG HOẶC 200H MÁY HOẠT ĐỘNG
 1  Kiểm tra vành bánh xe , có bị hư ,biến dạng ?
 2  Kiểm tra sự làm việc của bánh xe
 3  Kiểm tra xi lanh thủy lực có bị lỏng ốc , biến dạng hư hỏng .
 4  Kiểm tra ống dầu có bị rò rỉ hay hư hỏng không ?
 5  Kiểm tra hoạt động của xi lanh thủy lực
 6  Kiểm tra độ sai lệch của xi lanh nâng
 7  Kiểm tra độ sai lệch của xi lanh nghiêng
 8  Kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị
 9  Kiểm tra càng và cữa chặn của càng có bị biến dạng hay hư hỏng
 10  Kiểm tra càng có bị lệch hay không
 11  Kiểm tra các trục lăn trên khung nâng
 12  Kiểm tra xích , bánh xích có bị biến dạng hư hỏng không ?
 13  Kiểm tra các con lăn trên bộ càng
 14  Kiểm tra xích , bánh xích có bị mòn biến dạng hay không
 15  Kiểm tra vòng bi con lăn nâng xích 
 MỖI THÁNG HOẶC 200 GIỜ TIẾP THEO 
 1  Kiểm tra giữa các ốc xích có bị lỏng hay không ?
 2  Kiểm tra hộp số có bị rò dầu hay bị lòng hay không ?
 3  Kiểm tra hệ thống trợ lực lái
 4  Kiểm tra hệ thống dẫn dầu phanh có bị rò rỉ không
 5  Kiểm tra khe hở giữa trống phanh và guốc phanh
 6  Kiểm tra sự hoạt động của cần số , sự ăn khớp
 7  Kiểm tra có bị rò rỉ dầu ở hộp số , dầu chuyển động không ?
 8  Kiểm tra mức dầu hộp số ( bổ sung nếu bị thiếu )
 9  Kiểm tra chiều cao bàn đạp côn khi nhấn
 10  Kiểm tra khởi động máy
 11  Kiểm tra tốc độ không tải
 12  Làm sạch cánh tản nhiệt của két nước làm mát
 13  Kiểm tra sự truyền dần , tiếng kêu bất thường khi nhấn ga 
 14  Làm sạch lọc gió
 15  Kiểm tra hoạt động của bộ điều tốc ( tốc độ lớn nhất đường dầu máy )
 16  Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu
 17  Kiểm tra lọc nhiên liệu có bị nứt , hư hỏng
 18  Kiểm tra nắp két nước đậy có chặt không ?
 19  Kiểm tra cánh quạt giải nhiệt có bị biến dạng hay hư hỏng không ?
 20  Kiểm tra giá đỡ quạt có bị lỏng
 21  Kiểm tra buzi
 22  Kiểm tra hệ thống đánh lửa
 23  Thay dầu động cơ
 24  Kiểm tra vận hành của công tác khởi động
 25  Kiểm tra tỉ trọng của dung dịch ắc Quy 
 26  Kiểm tra các giắc nối của dây điện
 27  Kiểm tra thời điểm đánh lửa
 28  Kiểm tra mái che thân xe có bị hư hỏng biến dạng không ?
 29  Kiểm tra ghế ngồi lái xe có bị lỏng hay sai lệch ?
 30  Tra mỡ vào các vú mỡ và các khớp trục .
KIỂM TRA MỖI 3 THÁNG HOẶC 600H MÁY HOẠT ĐỘNG  
 1  Thay lọc dầu động cơ
 2  Thay dầu hộp số
 3  Thay lọc nhiên liệu ( với xe nâng nissan diesel )
 4  Kiểm tra mức dầu trong hộp visai , bổ sung ( bao gồm cả hộp truyền động cuối )
MỖI 6 THÁNG HOẶC 1200 GIỜ MAY HOẠT ĐỘNG 
 1  Kiểm tra cơ cấu lái có bị cong, mòn , hư hỏng
 2  Kiểm tra tình trạng làm việc của các khớp nối
 3  Kiểm tra trụ đứng có bị hư hỏng , biến dạng không
 4  Thay dầu visai ( truyền động cuối )
 5  Thay dầu hộp số  thủy lực , thay lọc thô
 6  Thay lọc đường ống
 7  Thay dầu phanh
 8  Thay lọc gió
 9  Kiểm tra điều chỉ khe hở xupap
 10  Đo áp suất nén động cơ
 11  Kiểm tra điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu
 12 Vệ sinh lọc ống thở của bộ trợ lực phanh 
 13  Kiểm tra khí lọt catte
 14  Kiểm tra nắp bộ chia điện ( hộp cầu chì )
 15  Thay lọc nhiên liệu ( xe nâng dung động cơ xăng 
 16  Làm sạch bên trong hệ thống làm mát
 17 Kiểm tra sự giơ lỏng của tubo tăng áp ( của động cơ S6D102E-1)
 18  Kiểm tra thay thế dây curoa
 19  Thay dầu thủy lực , thay lọc đường ống thủy lực , vệ sinh lọc thô , vệ sinh bên trong thùng dầu thủy lực .
MỖI NĂM HOẶC 2400 H MÁY HOẠT ĐỘNG   
 1  Kiểm tra áp suất khí của bình tích nâng
 2  Kiểm tra hoạt động của xi lanh tổng phanh , kiểm tra sự rò rỉ dầu , hỏng hóc giơ, mòn 
 3  Kiểm tra hoạt động của xi lanh phanh bành xe , kiểm tra sự rò rỉ dầu , hỏng hóc , giơ , mòn
 4  Kiểm tra hoạt động hỏng hóc, mòn của tròng phanh
 Kiểm tra độ mòn của quốc phanh
 6  Kiểm tra sự hoạt dộng của má phanh
 7  Kiểm tra lò xo phanh
 8  Kiểm tra có khí trong đường ống dẫn đầu phanh
 9  Kiểm tra gối đỡ visai
 10  Kiểm tra sự nứt gãy của vấu bán nỉa nâng
 11  Kiểm tra sự ran nứt và biến dạng của trục con lăn ở các vị trí có tải
 12  Kiểm tra sự hỏng hóc, mòn của giá đỡ của khung nâng
 13  Kiểm tra hoạt động của van an toàn , kiểm tra áp suất giới hạn
 14 Thay ống hơi
 15  Làm sạch bên trong thùng nhiên liệu
 16  Kiểm tra áp suất phun , thời điểm phun , lượng phun .
 17  kiểm tra lực siết bu lông mặt máy
 18  Kiểm tra mô tơ khởi động , máy phát điện
 19 Kiển tra sự rung động của chân máy ( cao su chân máy )
Translate »